Quản lý dự án xây dưng

Đăng bởi Admin vào lúc 11:07 - 21/10/2021
Công Ty Cổ Phần Kỹ Thuật Xây Dựng Bách Khoa là nhà thầu chuyên cung cấp những dịch vụ cần thiết để đảm bảo cho công trình được thi công một cách hoàn thiện và tối ưu nhất kể cả về chất lượng lẫn giá cả.   

 

 Hiện nay, hầu hết các công trình đều có đến bộ phận quản lý dự án và  ngay cả pháp luật cũng đã quy định công trình có mức đầu tư trên 5 tỷ bắt buộc phải có bộ phận này. Chính vì vậy, vai trò của quản lý dự án là gì ngày càng được nhiều người quan tâm. Điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho rất nhiều tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn quản lý dự án xây dựng.

I. Giới thiệu

Quản lý dự án xây dựng là một trong những dịch vụ chuyên nghiệp xuất hiện trong những dự án xây dựng không thể thiếu, được sử dụng trong các kĩ thuật chuyên môn nhằm giám sát và quản lý quá trình thiết kế, lập kế hoạch và xây dựng.

Quản lý dự án đầu tư xây dựng gồm: Lập, thẩm định, phê duyệt dự án; thực hiện dự án; kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng

II. Những lý do cần quản lý dự án xây dựng là gì?

  

1. Đảm bảo chất lượng công việc

Một công trình hoàn hảo phải có chất lượng tốt nhất. Khi ấy, những tòa nhà mới được kiên cố, đảm bảo an toàn và độ bền cho người sử dụng.  Không ít các nhà thầu xem nhẹ vai trò của bộ phận quan trọng này dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Đặc biệt là công trình không đạt kết quả nghiệm thu. Bởi vậy, việc lựa chọn ban quản lý dự án là việc vô cùng quan trọng. 

  

2. Thời gian hoàn thành đúng kế hoạch

Trong lĩnh vực xây dựng, tiến độ hoàn thành công việc là vấn đề cần được nhà thầu quan tâm. Nếu quá trình này kéo dài trong thời gian dài sẽ dẫn đến nhiều tổn thất về chi phí nhân lực. Bên cạnh đó, nhà thầu cũng sẽ mất đi sự uy tín, tín nhiệm của các bên mời thầu. 

Quản lý dự án xây dựng sẽ đảm bảo rằng công trình sẽ được hoàn thành đúng như những gì nêu trong kế hoạch. Nếu có những vấn đề phát sinh cũng sẽ được giải quyết và có những biện pháp kịp thời để không bị chậm tiến độ.

 

3. Sử dụng hiệu quả nguồn vốn

Không phải dễ dàng để các chủ đầu tư có thể trúng được gói thầu xây dựng. Họ phải lập một dự án xây dựng hoàn hảo nhưng với chi phí thấp nhất. Bởi vậy, việc cân bằng chi phí xây dựng với chất lượng là việc không phải ai cũng làm được. Nhưng nó lại quá quen thuộc với những thành viên ban tư vấn quản lý dự án. Bộ phận này sẽ giúp chủ thầu đưa ra những kế hoạch, bước đi cụ thể sao cho chi phí bỏ qua là thấp nhất.

 

III. Mô tả công việc quản lý xây dựng chuyên nghiệp

•  Xác định các phương pháp và cách thức tiến hành thi công.

•  Lên kế hoạch ngắn hạn, kế hoạch dài hạn cho các công trường hoặc công trình kiến trúc, kết cấu hạ tầng đang phụ trách.

•  Kiểm tra, giám sát quá trình thi công các công trình kiến trúc để đảm bảo kịp tiến độ đã đề ra với khách hàng.

•  Trực tiếp quản lý, vận hành tất cả các hoạt động xoay quanh vấn đề phục vụ công việc hoàn thành dự án, theo dõi từ đầu việc triển khai dự án cho đến khi dự án đó được hoàn thiện.

•  Thực hiện các công tác liên quan đến những vấn đề pháp lý, thủ tục hành chính, xin được cấp các giấy phép xây dựng theo quy định của Nhà nước để không vi phạm xây dựng trái phép.

•  Trực tiếp giải quyết những trường hợp phát sinh bất chợt, các nhân tố làm cản trở, ngăn cản tiến độ và kết quả của dự án.

•  Kiểm tra, dự tính, hệ thống lại những chi phí cần thiết phải bỏ ra để thi công các công trình, dự án.

•  Gặp gỡ các đối tác có nhu cầu liên quan đến dự án của công ty, doanh nghiệp.

•  Xây dựng đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, làm việc nghiêm túc, làm việc hết mình với từng dự án được giao trọng trách thi công. Khi trở thành quản lý dự án xây dựng, bạn sẽ phải nắm giữ rất nhiều công việc quan trọng

•  Triển khai các biện pháp an toàn lao động cho đội ngũ trực tiếp làm việc, thi hành dự án. Những biện pháp an toàn lao động có thể đưa ra là: cung cấp đồ bảo hộ, trang bị các thiết bị phòng cháy chữa cháy, giả định những trường hợp xấu có thể xảy ra và tìm cách phòng tránh.

•  Kiểm soát nguồn gốc, chất lượng máy móc, các thiết bị và vật liệu được đưa vào sử dụng để thi công dự án. Khi thấy các máy móc, thiết bị có dấu hiệu trục trặc, hoạt động không tốt như bình thường thì phải kịp thời thay mới, bảo trì bảo dưỡng thường xuyên.

•  Hệ thống các thông tin quan trọng và cần thiết trong hợp đồng xây dựng.

•  Thực hiện các cuộc đấu thầu để lựa chọn nhà đầu tư, gọi vốn hoặc tham gia lựa chọn nhà thầu.

•  Thường xuyên cập nhật các thông tin liên quan đến Luật Xây dựng, Luật quy hoạch để làm việc theo đúng quy định của nhà nước và đảm bảo quyền lợi của công ty, tổ chức, doanh nghiệp.

•  Kiểm tra chất lượng của các công trình, kết cấu hạ tầng vừa mới thi công, đề phòng các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án, lên kế hoạch xử lý những tồn đọng, sai sót của các công trình, dự án.

 

IV. Phương pháp quản lý dự án xây dựng

1. Người quản lý dự án cần phải ghi chép, phân tích và rút kinh nghiệm từng giai đoạn. 

Quá trình ghi chép thông tin và phân tích lại thông tin từng giai đoạn là một trong những việc rất quan trọng để rút kinh nghiệm nhằm hoàn thành dự án đảm bảo thời gian và chất lượng.

2. Quan tâm sát sao đến các thành viên trong nhóm cũng như người đứng đầu mỗi bộ phận

Nắm chắc được bao quát công việc từng bộ phận trong dự án người quản lý cần phải quan tâm và kiểm tra sát sao các bộ phận thông qua người đứng đầu hoặc cụ thể từng cá nhân để nắm rõ được thông số cũng như tiến độ và chất lượng quá trình hoạt động.

 

3. Nâng cao khả năng lưu trữ kết quả công việc

Lưu trữ lại những kết quả công việc chính là để đánh giá được những công việc một cách chi tiết và cụ thể nhất.

 

4. Chủ động thay đổi thích ứng 

Việc có nhiều những yếu tố bên ngoài để tác động tới dự án trong dự án chính là sự thay đổi về: Giá vật liệu, năng suất nhân sự, số lượng vật liệu, thời tiết,… sự thay đổi bất ngờ kéo theo nhiều những phát sinh nên cần phải chủ động thay đổi và thích ứng nhanh.

 

5. Luôn đảm bảo tiến độ hoàn thiện công trình xây dựng

Tiến độ công trình xây dựng dự án là một trong những yếu tố quan trọng để có thể quyết định sự thành công của dự án. Đảm bảo tiến độ chính tạo tiền đề cho những sự hợp tác lâu dài trong tương lai.

 

V. Các công tác triển khai quản lý dự án xây dựng

1. Lập dự án

 

 

2. Thiết kế bản vẽ thi công

  

 

3. Chuẩn bị đấu thầu và đấu thầu

  

 

4. Thi công xây lắp công trình

 

Nếu quý khách đang cần tư vấn hoặc tìm nhà thầu có nhiều kinh nghiệm làm các công trình lớn, báo giá nhanh, giá hợp lý.

Xin đừng ngần ngại gọi ngay hotline 0964.069.944 để được tư vấn kỹ thuật và báo giá nhanh nhất !

 

Zalo
Hotline tư vấn: 0964069944