Chống thấm, bơm keo chống nứt

Đăng bởi Admin vào lúc 14:50 - 01/09/2020

Công ty xây dựng Bách Khoa là nhà thầu chuyên xử lý nứt bê tông trong công trình, chống thấm, chống mối cho công trình.

I. Giới thiệu:

- Trong quá trình thi công các công trình có kết cấu bằng bê tông, bê tông cốt thép thật khó tránh khỏi hiện tượng nứt sau một thời gian sử dụng, nhất là những vết nứt có kèm theo rò rỉ nước như sàn sân thượng, tường tầng hầm, bể chứa nước, đập thủy điện... Điều này khiến các chủ đầu tư, các nhà tư vấn xây dựng phải lo lắng. Những vết nứt này tạo tâm lý không an toàn cho người sử dụng. Chính vì vậy, một số công trình có xuất hiện vết nứt đã phải tạm ngưng hoạt động để chờ kiểm định lại và tìm phương pháp sửa chữa. Cũng có những vết nứt phải đập bỏ do không hiểu biết về vết nứt, dẫn tới lãng phí thời gian và tốn kém chi phí do công trình chậm đưa vào sử dụng.

 

13

Vết nứt bê tông thường thấy trong công trình...

Nếu quý khách đang cần tư vấn hoặc tìm nhà thầu có nhiều kinh nghiệm làm các công trình lớn, báo giá nhanh, giá hợp lý về các vấn đề sau:

- Xử lý vết nứt dầm, cột, sàn do quá tải, chất lượng bê tông kém, sự cố công trình.

- Chống thấm vách, sàn bị nứt, bị sự cố công trình.

Xin đừng ngần ngại gọi ngay hotline 24/7 để được tư vấn kỹ thuật và báo giá nhanh nhất !

 

II. Công ty Bách Khoa xin đề xuất biện pháp xử lý chống nứt bê tông:

- Đối với khí hậu Việt Nam nhìn chung các khe nứt thường xảy ra phổ biển ở mức nhỏ dao động từ 0.15mm đến 1mm, chúng tôi áp dụng phương pháp bơm keo Epoxy sử dụng hệ thống bơm xy lanh. Thông qua đó dung dịch keo Epoxy được len lỏi vào sâu bên trong các vết nứt, các chất keo Epoxy thẩm thấu từ từ lấp đầy các vết nứt từ trong tới ngoài.

  

23

Chống nứt vách, Chống nứt sàn, dầm

- Phương pháp này là sự áp dụng chuyển giao công nghệ trong việc chống nứt bê tông của công ty Konishi Nhật Bản và Công ty Pentens Đài Loan. Hệ thống bơm xy lanh sử dụng keo Epoxy của 2 hãng này đã được áp dụng khá phổ biến và cho kết quả rất khả quan ở các nước có khí hậu nhiệt đới như Thái Lan, Việt Nam, Lào…

Những ưu điểm đặc biệt nổi trội của Epoxy trám vết nứt như sau:

- Không hề bị co ngót trong quá trình sử dụng do trong thành phần không bao gồm các chất bay hơi.

- Có khả năng tạo liên kết giữa các vết nứt nhanh kể cả trong trường hợp bề mặt bị ẩm ướt.

- Các hợp chất keo Epoxy có thể dễ dàng len lỏi vào tận sâu bên trong các vết nứt.

- Không tương tác với nước và các môi trường chứa hóa chất khác..

Chính nhờ các đặc tính nổi trội của loại keo Epoxy này, chúng tôi có thể tự tin đảm bảo xử lý một cách triệt để các hạng mục mà quý khách có nhu cầu.

Các bước thi công khái quát như sau:

1. Khảo sát công trình, trong quá trình khảo sát các kỹ thuật viên sẽ tiến hành phân loại các vết nứt, xác định độ rộng, độ sâu để từ đó đề xuất các biện pháp xử lý phù hợp nhất.

Khảo sát công trình và phân loại vết nứt bê tông

 Căn cứ vào khảo sát vết nứt sàn, vách, dầm, tiến hành phân loại và xử lý vết nứt như sau:

-         Đối với vết nứt có bề rộng < 0.2mm: tiếp tục quan trắc và xử lý sau. Hoặc hoàn thiện lại bằng vữa xi măng mác 100.

-         Đối với vết nứt có bề rộng ≥ 0.2mm: bơm keo Epoxy TC-E206 (A+B).

I.       Quy trình bơm keo Epoxy TCK-E206 (A+B) (bơm bằng xi lanh):

Dùng xử lý vết nứt sàn, dầm, vách BTCT có độ sâu < 200mm.

1. Chuẩn bị bề mặt vết nứt

- Sử dụng bàn chải sắt và máy mài (nếu cần) để vệ sinh sạch bề mặt vết nứt, bề rộng 50mm dọc theo chiều dài vết nứt. 

111

Hình 1: Vệ sinh vết nứt.

2.      Trám kín bề mặt và đặt nút bơm

- Đánh dấu vị trí để đặt nút bơm. Khoảng cách giữa hai nút bơm 300mm ± 50mm.

- Trám kín bề mặt vết nứt với chất “EPOXY 511”, không trám những vị trí đã đánh dấu. Đầu và đuôi vết nứt phải trám thêm 30mm để bảo đảm keo vào trong vết nứt đầy đủ ở những vị trí đó.

- Dán nút bơm lên các vị trí đã đánh dấu trên vết nứt. 

211 

Hình 2: Trám keo lên trên bề mặt vết nứt.

 

311 

Hình 3: Dán nút bơm. 

3.      Lắp đặt đầu bơm

- Đặt đầu bơm vào các nút trám đã dán trên vết nứt.

4 

Hình 4: Lắp đầu bơm

4.      Bơm keo epoxy TCK E206

- Trình tự bơm: tiến hành bơm từ vị trí đầu của vết nứt đến cuối vết nứt.

- Trộn hai thành phần của keo epoxy lại với nhau cho đến đồng nhất về màu, theo tỉ lệ: thành phần chính 3, thành phần đông cứng 1.

- Bơm keo epoxy đã trộn vào đầu bơm bằng súng bơm mỡ.

- Dừng bơm khi keo tràn lên sàn trên hoặc keo không vào trong vết nứt được nữa.

 

5

Hình 5: Bơm keo epoxy vào bên trong.

5.      Tháo dở đầu bơm, vệ sinh khu vực thi công, kết thúc quá trình xử lý.

- Khi keo Epoxy được bơm vào vết nứt đủ cứng (khoảng 7 giờ) thì có thể gỡ bỏ đế nhựa và mài lớp keo trám trên bề mặt vết nứt.

6 

Hình 6: Mài lớp keo trám trên bề mặt vết nứt.

6.      Kiểm tra vết nứt sau khi bơm Epoxy TC-E206 (A+B)

Sau khi hoàn thành công tác bơm epoxy vết nứt, tiến hành kiểm tra vết nứt bằng phương pháp:

-         Siêu âm để kiểm tra độ đồng nhất hoặc khoan rút lõi.

-         Xây gạch test nước trong vòng 24h. (đối với sàn)

II.     Quy trình bơm keo Epoxy TC-E206 (A+B) bằng phương pháp bơm áp lực cao:

Phương pháp bơm áp lực cao dùng xử lý vết nứt sàn, dầm, vách BTCT  có độ sâu lớn > 200mm mà những phương pháp khác không thể bơm vật liệu vào đến nơi được.

1.      Hóa chất sử dụng:

-         Epoxy TC – E206 (A+B)

-         Chết trám bề mặt: Epoxy 511

2.      Quy trình bơm:

- Vệ sinh bề mặt vết nứt bằng bàn chải sắt hoặc máy mài (nếu cần).

- Trám bề mặt bằng keo Epoxy 511.

- Đánh dấu vị trí gắn kim bơm (cách vết nứt từ 2cm – 5cm), khoảng cách giữa 2 kim bơm không quá 200mm.


 

7

- Khoan lỗ xéo 450 tại vị trí đánh dấu sao cho lỗ khoan giao với vết nứt, chiều sâu mũi khoan từ 7 – 20cm. Các vị trí khoan cách nhau 25 – 30cm. Vệ sinh sạch lỗ khoan bằng máy thổi bụi.

 

8

 

  - Tiến hành gắn kim bơm. 

 

9

 - Đợi keo trét 511 khô và chuẩn bị keo bơm epoxy TC-E206 theo hướng dẫn của nhà sản xuất. 

 

10

- Quy trình bơm được tiến hành từ vị trí đầu của vết nứt đến cuối vết nứt..

- Tiến hành bơm keo Epoxy bằng máy bơm áp suất SL-500 vào kim bơm đầu tiên và dừng bơm khi Epoxy chảy ra xung quanh, chảy sau tường, hoặc tại kim bơm tiếp theo. 

 

11

12

 3.   Tháo dở đầu bơm, vệ sinh khu vực thi công, kết thúc quá trình xử lý.

Khi keo Epoxy được bơm vào vết nứt đủ cứng (khoảng 7 giờ) thì có thể gỡ bỏ kim bơm, mài lớp keo trám trên bề mặt vết nứt và trám các lỗ khoan bằng xi măng.

 4.   Phương pháp kiểm tra chất lượng của đường nứt sau khi bơm keo Epoxy TC-E206:

-         Siêu âm để kiểm tra độ đồng nhất.

 

Sau khi kết thúc công trình, kỹ thuật viên của chúng tôi sẽ tiến hành thẩm định, rà soát lại toàn bộ các vết nứt. Tiến hành khoan lấy mẫu tại các vị trí được bơm keo để đảm bảo đạt yêu cầu cho phép về xử lý nứt bê tông. Khoan lấy mẫu tại các vị trí được bơm keo.

Hotline liên hệ: 0964 06 99 44

BKEC với kinh nghiệm về hóa chất chống nứt, năng lực thi công hoàn toàn làm hài lòng quý khách, xin đừng ngần ngại gọi ngay hotline 24/7 để được báo giá nhanh nhất

CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC XÂY DỰNG CẤP II: THIẾT KẾ, THI CÔNG, THẨM TRA, KIỂM ĐỊNH, GIÁM SÁT

Miền Nam: 197 Đường Cộng Hòa, Phường 13, Quận Tân Bình, TP.HCM

Miền Tây: Số 51 Đường D14 KDC Hồng Loan, phường Hưng Thạnh, Q. Cái Răng, Thành phố Cần Thơ

Miền Trung: 16 Tôn Đản, Lộc Thọ, Nha Trang

Miền Bắc: Tầng 32, Suite 17, Số 54, P. Liễu Giai, Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội

 

 

Zalo
Hotline tư vấn: 0964069944