Thi công cáp dự ứng lực

Đăng bởi Admin vào lúc 17:44 - 30/09/2021

Kính chào quý khách!

Công ty Cổ phần Kỹ thuật Xây dựng Bách Khoa - BKEC là nhà thầu chuyên 

về Thi công Sàn dự ứng lực

 

  Cáp dự ứng lực sử dung rộng rãi cho ngành xây dựng cầu, xây dựng nhà dân dụng, với tính năng là khả năng chịu lực cao, kết hợp với bê tông thành sản phẩm bê tông cốt thép dự ứng lực, đảm bảo khả năng chịu lực cao, vượt nhịp lớn, kết cấu nhẹ và giảm giá thành sản phẩm.

Sau đây là một số thông tin về sản phẩm :

TRÌNH TỰ THI CÔNG SÀN DỰ ỨNG LỰC

     

 

I. VẬT TƯ

Cáp:                                                                                         • Hệ đầu neo kéo gồm có đế neo, khoá neo và nêm:

                                                               

 

 

Cốt thép gia cường cho đầu neo kéo và đầu neo chết:         Con kê:

                                                                                       

 

 

Ống chứa cáp:                                                                       • Vòi bơm vữa bằng nhựa

                                           

 

Van bơm vữa bằng nhựa:  được đặt ở các điểm cao nhất dọc theo đường cáp cho phép nước và khí có thể thoát ra. 

• Hỗn hợp vữa bao gồm:

   -  Ximăng Portland PCB-40 trong bao 50 kg

   -  Nước sạch

   -  Phụ gia Sika Intraplast Z-HV cho vữa

   -  Phụ gia Sikament NN cho vữa

 

II. THIẾT BỊ

• Kích kéo căng thủy lực:                                                      • Máy bơm thủy lực:

                                                           

 

  • Loại kích đánh rối kiểu H:                                                          • Máy trộn vữa:

                                                  

 

 

III. CÔNG TÁC LẮP ĐẶT

1. Lắp đặt đường cáp - Với các đường cáp ngắn:

- Lắp ống chứa cáp: Các ống chứa cáp được đặt dưới mặt đất và được nối với nhau bằng ống nối nhựa.

- Luồn cáp cho đường cáp:  Cáp được kéo ra từ cuộn cáp và luồn từng sợi một vào ống chứa cáp đặt dưới mặt đất. Cáp được cắt theo đúng độ dài yêu cầu bằng máy có đĩa cắt

- Chế tạo hệ đầu neo chết kiểu H: Đầu neo chết kiểu H sẽ được chế tạo ngay sau khi lắp ống chứa cáp và luồn xong cáp.

- Nâng các đường cáp đã gia công: Sau khi luồn cáp, đường cáp gia công sẵn sẽ được nâng lên vị trí lắp đặt.

  

 

- Lắp đặt đường cáp đã gia công: Cao độ và vị trí của đường cáp phải được xác định và đánh dấu ở ván khuôn đáy hoặc một hệ quy chiếu cố định khác dọc theo chiều dài của kết cấu theo đúng biên dạng cong theo phương đứng và phương ngang như trong bản vẽ thi công.

 

- Lắp đặt đầu neo chết kiểu H: Cố định phần hình củ hành ở đầu neo bằng cốt thép.

 

2. Lắp đặt đường cáp - Với các đường cáp dài:

- Gia công đường cáp: Các bó cáp dùng cho một đường cáp trên thực tế nên dùng loại được sản xuất cùng một mẻ.  Cáp được kéo ra từ cuộn cáp và được cắt theo đúng độ dài yêu cầu (bao gồm cả phần kéo căng) bằng dùng máy có đĩa cắt.               

- Lắp ống chứa cáp: Cao độ và vị trí của đường cáp phải được xác định và đánh dấu dọc theo chiều dài của kết cấu theo đúng biên dạng cong theo phương đứng và phương ngang như trong bản vẽ thi công.

- Luồn cáp cho một đầu neo kéo và hai đầu neo kéo: Thực hiện ngay sau khi đầu neo kéo và ống chứa cáp lắp đặt xong và trước khi đổ bêtông. Cáp được kéo ra từ cuộn cáp và luồn từng bó hoặc sợi vào ống chứa cáp bằng tay.  

 

     

 

- Định hình biên dạng cong của đường cáp:  Khoảng cách thông thường giữa các con kê là 800mm tới 1000mm hoặc theo quy định cụ thể của người thiết kế, đặt trên ván khuôn đáy và được gắn chặt vào cốt thép bằng dây thép buộc.                                                                   

- Các công việc hoàn thiện trước khi đổ bêtông: 

1. Lắp đặt ván khuôn sàn

2. Đánh dấu vị trí, cao độ đường cáp trên ván khuôn                            3. Lắp đặt thép lớp dưới

                                              

                                                           

 

4. Lắp đặt các đường cáp dự ứng lực                                                                      5. Lắp đặt lớp thép trên     

                                                                

 

6. Việc bàn giao công việc có thể thực hiện theo từng khu vực nhằm đáp ứng kế hoạch và tiến độ mà Chủ Đầu tư yêu cầu.

- Đổ bê tông:  phải được thực hiện cẩn thận tránh hạn chế lỗ rỗng trong bêtông.

- Lắp đầu neo : Tháo ván khuôn thành trong vòng 24 giờ kể từ khi đổ bê tông xong.

Lắp đầu neo vào thân neo bằng tay và lắp nêm vào lỗ neo để giữ đầu neo ở đúng vị trí và sẵn sàng cho việc kéo căng. 

          

 

 

IV. KÉO CĂNG ĐƯỜNG CÁP

1. Chuẩn bị cho kéo căng: kiểm tra lại các công tác trước đó

 

2. Trình tự kéo căng:

               

    

 

               

 

  

 

V. BƠM VỮA ĐƯỜNG CÁP

1. Chuẩn bị bơm vữa: Thiết bị bơm vữa phải được đặt càng gần các điểm bơm càng tốt để tránh mất mát áp lực không cần thiết.

Tiến hành cắt các đoạn cáp thừa ra bên ngoài khoá neo
 

2. Quy trinh tiến hành: 

Trộn vữa bằng máy bơm vữa. 

Quá trình bơm vữa cho mỗi đường cáp nên được thực hiện một cách liên tục. Tất cả các vòi bơm vữa có thể được cắt bỏ sau 24h kể từ khi kết thúc bơm vữa

 

 

VI. THỬ VỮA

1. Độ chảy: Kiểm tra độ chảy của vữa bằng phễu hình côn (BS EN 445-2007). Thời gian chảy được đo bằng đồng hồ bấm giây.

2. Cường độ chịu nén: Theo tiêu chuẩn, cường độ nén của mẫu vữa sau 28 ngày tối thiểu phải đạt 30 N/mm2 hoặc 27 N/mm2 tại thời điểm 7 ngày trong trường hợp đề xuất đánh giá cường độ nén tại thời điểm 28 ngày dựa vào cường độ nén tại thời điểm 7 ngày.

 

 

Nếu quý khách đang cần tư vấn hoặc tìm nhà thầu có nhiều kinh nghiệm làm các công trình lớn, báo giá nhanh, giá hợp lý.

Xin đừng ngần ngại gọi ngay hotline 0964.069.944 để được tư vấn kỹ thuật và báo giá nhanh nhất !

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Zalo
Hotline tư vấn: 0964069944